Để giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết trong xã hội thì những hoạt động theo dõi, thu thập thông tin về một người, một đối tượng nào đó đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, có không ít người khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ này lại không khỏi băn khoăn không biết theo quy đinh của pháp luật thì có được giám sát người khác không? Hay dịch vụ theo dõi giám sát người khác có bị cấm không? Có đúng quy định của pháp luật không ? Để hiểu rõ về dịch vụ này và giải đáp thắc mắc ở trên, mời bạn hãy đọc bài viết được Thám tử tư Tận Tâm chia sẻ dưới đây.
Nhu cầu theo dõi, giám sát tại Việt Nam hiện nay
Khi nhắc đến dịch vụ theo dõi, giám sát nhiều người vẫn còn cảm thấy xa lạ và nghĩ rằng nó giống như trên phim ảnh thường chiếu là theo dõi, giám sát người khác với mục đích không tốt. Tuy nhiên, quan niệm này không hề đúng, bởi hiện có rất nhiều trường hợp sử dụng dịch vụ này với những mục đích tốt lành như:
– Cha mẹ vì quá bận rộn với công việc nên không có thời gian theo sát con cái khi chúng rời xa vòng tay của cha mẹ. Vì thế, họ cần một ai đó theo sau các hoạt động trong ngày của con để đảm bảo sự an toàn trước những nguy hiểm đang rình rập chúng ngoài xã hội.
– Người vợ hoặc chồng nghi ngờ người bạn đời của mình có dấu hiệu ngoại tình và cần thu thập chứng cứ xác đáng để làm rõ vụ việc và có hướng giải quyết hợp lý, tránh gây ra những hậu quả khôn lường cho cả đôi bên.
– Hoặc có thể có những gia đình có người thân mất tích đang khẩn thiết cần sự truy tìm tung tích của những thám tử chuyên nghiệp.
Dịch vụ theo dõi, giám sát người khác có đúng quy định của pháp luật không ?
Có thể nói, cho đến thời điểm hiện tại, thì pháp luật Việt Nam vẫn chưa quy định rõ ràng rằng như thế nào là bí mật đời tư. Và cũng chưa quy định ở chừng mực nào thì việc theo dõi, giám sát người khác là trở thành hành vi vi phạm quy định pháp luật. Mà hiện nay, chỉ có một số quy định từ trước bàn về vấn đề này, chẳng hạn như theo điều 21 của Hiến pháp 2013 quy định:
“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
- Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”
Như vậy, những hoạt động bí mật thu thập thông tin cá nhân của người khác không được pháp luật thừa nhận và còn đang gây nhiều tranh cãi. Và cũng có một bộ luật cụ thể quy định những trường hợp nào có thể được thực hiện hành vi này.
Hoạt động giám sát, thu thập thông tin của các công ty thám tử tư
Thực tế thì, hành động bí mật đi theo người khác thì pháp luật không cấm đoán. Chỉ khi nào bạn đưa lên công khai thông tin của người đó trên mạng hoặc các phương tiện thông tin khác mà chưa được sự đòng ý của người đó thì sẽ là trái luật.
Chính vì vậy, các công ty thám tử tư hiện nay vẫn hoạt động theo nguyên tắc công ty cung cấp thông tin, và không công khai cho bất kỳ ai khác ngoài khách hàng. Vì thế, khi có nhu cầu bạn có quyền sử dụng các dịch vụ theo dõi, giám sát người khác theo yêu cầu của các công ty thám tử tư. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý lựa chọn địa chỉ cung cấp dịch vụ thám tử uy tín và tin cậy để sử dụng các dịch vụ điều tra theo dõi người khác đảm bào tuân thủ theo các quy định của pháp luật đề ra.
Và nếu bạn chưa biết nên lựa chọn địa chỉ nào uy tín thì dịch vụ thám tử Hà Nội của thám tử tư Tận Tâm sẽ là một sự gợi ý hoàn hảo dành cho bạn. Với hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thám tử tư, đội ngũ thám tử chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn những thông tin chính xác nhất về đối tượng được điều tra theo dõi. Và bảo mật tuyệt đối mọi thông tin liên quan đến vụ việc.
Để biết thêm chi tiết hoặc nhận được sự tư vấn cụ thể về dịch vụ theo dõi, giám sát người khác, bạn có thể liên hệ tới công ty Thám tử tư Tận Tâm qua số điện thoại 0978862390 để được hướng dẫn cụ thể nhé!